Phong cách Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính chiết trung, được hình thành tại Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng ra thế giới vào những năm 1930. Phong cách này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong thiết kế bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang,.. và các môn nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.
Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vậy trong các phong cách thiết kế nội thất Art Deco là gì? Art Deco xuất hiện như một “hành động phản kháng” chống lại những gì “yếu mềm”, “nhu nhược” mà phong cách Art Nouveau thể hiện.
Theo trường phái nghệ thuật thì phong cách Art Deco hướng đến những tuyến hình đơn giản, những khối hình học kinh điển trong không gian, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể, tạo nên phong cách mạnh mẽ, cá tính, có chút gì đó giống với lối kiến trúc Đức ngày trước.
Một phông nền cơ bản của phong cách này sẽ bao gồm:
3. Những đặc điểm của phong cách Art Deco trong nội thất
Màu sắc của phong cách Art Deco thường là những màu đậm và có tính tương phản cao như màu vàng (vàng sáng hay retro), màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, hồng pha bạc, đen và các màu ánh kim khác.
Những màu sắc hay được sử dụng trong phong cách này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn yêu thích phong cách nhẹ nhàng và mềm mại hơn thì màu kem hay màu be là sự lựa chọn tốt nhất cho căn hộ 2 phòng ngủ của bạn. Ngoài ra, các màu sắc tương phản với độ bóng của gỗ và nội thất sơn mài cũng thường được sử dụng trong phong cách này.
Với phong cách Art Deco này, sẽ có một số chất liệu mà bạn không thể nào bỏ qua như thép không gỉ, thủy tinh, hay da thú,…. Những chất liệu cực đắt tiền như đá cẩm thạch, gỗ quý,.. chúng được sử dụng như làm tăng thêm vẻ đẹp sa hoa, lộng lẫy cho tổ ấm gia đình bạn.
Một số chất liệu luôn được sử dụng trong phong cách như gỗ và thép (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những chủ đề thường gặp nhất trong phong cách này đó chính là sự xuất hiện của lá cành, động vật, chim chóc, hay mặt trời, đặc biệt là cả phong cách khỏa thân cũng thường được sử dụng,…
Phong cách lá cành rất thường được sử dụng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Không rườm rà phức tạp, không mềm yếu hay quá nhẹ nhàng, những đồ nội thất sử dụng cho phong cách này thường mang kiểu dáng đơn giản, không kiểu cách nhưng mạnh mẽ và đầy quyến rũ.
Đừng ngần ngại lựa chọn đồ nội thất theo sở thích (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh đó, Art Deco là phong cách yêu thích sự to lớn vì vậy đừng ngại ngần gì chọn cho mình những đồ nội thất (bộ ghế, tủ, bàn,..) có kích thước lớn và hoành tráng. Đặc biệt đồ nội thất bằng crom hay gỗ quý cũng là sự lựa chọn hàng đầu trong phong cách này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm thấy những chi tiết trang trí nội thất tương tự art deco trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại với những mảng khối lớn, đơn giản nhưng sang trọng.
Vải của phong cách Art Deco thường sử dụng những loại vải có thiết kế hình học, với một vài điểm nhấn thông qua màu sắc tương phản hay họa tiết cây lá, chim chóc độc đáo,…
Vải được sử dụng mang yếu tố hình học trong nghệ thuật trang trí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thảm lót sàn là thiết kế tối thượng của phong cách này, bạn có thể lựa chọn những tấm lót có dạng hình khối hình học lớn để che phủ sàn nhà bằng gỗ hay những sàn được mài khảm. Vì thế bạn có thể tự do sáng tạo phong cách cho riêng mình.
Những tấm thảm thường được sử dụng cho sàn nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đèn sẽ được làm từ crom và pha lê bởi thế nhìn chúng lúc nào cũng sáng và mới tinh.
Kính sẽ được khắc bằng axit hoặc sẽ được tráng men. Bạn có thể lựa chọn thủy tinh trắng hoặc thủy tinh màu để tạo sự khác biệt độc đáo cho tổ ấm gia đình mình.
Đèn pha lê rất thường được sử dụng cho phong cách này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cũng như mọi phong cách khác, phụ kiện sẽ là điểm nhấn độc đáo cho mỗi căn phòng. Đối với những người yêu thích phong cách Art Deco thì những phụ kiện cổ từ những năm 1920-1930 rất được ưa chuộng. Một số phụ kiện có thể kể đến như tượng linh vật, tượng nữ thần hay một số biểu tượng mang tính tôn giáo.
Những phụ kiện thời thượng bạn phải chú ý khi sử dụng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thật ra không gian đậm chất hình học chính là yếu tố không thể thiếu của phong cách Art Deco. Sự quyến rũ của phong cách này phải đến từ sự cô động, đơn giản và trở thành phong cách đối lập với phong cách Art Noveau vốn dày đặc những hoa văn phức tạp.
Nếu bạn muốn thể hiện một phong cách mạnh mẽ và cá tính mang đậm dấu ấn cá nhân thì những hoạ tiết hình học trên ốp tường, bàn ăn hay đến từ những vật trang trí là lựa chọn đúng đắn nhất.
Phong cách này cũng thường được ứng dụng trong thiết kế nội thất văn phòng nhằm tạo nên những đường nét, bản sắc riêng ấn tượng.
Những khối hình học là đặc điểm đặc trưng của phong cách này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trang trí nội thất ấn tượng chính là điểm nhấn cho phong cách này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tông màu chủ đạo trong thiết kế này là màu vàng và xanh da trời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế phòng khách với những khối hình học cơ bản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những đồ vật trang trí bằng chủ đề động vật rất được quan tâm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Không gian với điểm nhấn là nội thất độc đáo cùng với bức tranh đầy nghệ thuật (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế tối giản nhưng không hề nhàm chán (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế tối giản nhưng điểm nhấn là họa tiết hoa lá giúp căn phòng trở nên đặc sắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Không gian phòng khách nhỏ nhưng cực kỳ thu hút (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng ngủ nổi bật với đèn chùm bằng pha lê (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng ngủ đơn giản view hướng bên ngoài đón ánh sáng giúp gia chủ thở nên thư thái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Gam màu trắng tạo cảm giác sạch sẽ, tươi mới (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế sang trọng của phòng ngủ bạn có thể tham khảo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng ngủ với những khối hình học tuyệt đẹp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Gam màu trắng hồng thích hợp cho những cô nàng nữ tính (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế sang trọng hiện đại bậc nhất của phong cách Art Deco (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng ăn với tông màu sáng nhẹ nhàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những hình khối áp dụng vào phòng ăn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế phòng ăn đơn giản hướng ánh sáng tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng ăn phong cách Art Deco tối giản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)